Meta Description chuẩn SEO sẽ góp phần gia tăng hiệu quả SEO onpage, hỗ trợ thúc đẩy thứ hạng của bài viết lên Top Google dễ dàng hơn khi Google ngày càng chú trọng đến yếu tố traffic user hay CTR. Trong bài viết này, Scontent sẽ chia sẻ với bạn cách viết thẻ Meta Description sao cho chuẩn SEO, thu hút, tăng lượt click vào website của bạn một cách dễ hiểu nhất.
Meta Description Là Gì?
Meta Description là một đoạn văn bản được đặt trong mã HTML, mô tả ngắn gọn nội dung của trang web. Nó thường xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google (ở dưới tiêu đề và URL của trang trên các trang kết quả tìm kiếm – SERP) nhằm giúp người dùng hiểu rõ nội dung trang web trước khi nhấp chuột vào.
Cú pháp cơ bản của thẻ Meta Description như sau:
<meta name=”description” content=”Đây là mô tả ngắn gọn về nội dung trang web của bạn.“>
Ví dụ cụ thể:
<meta name=”description” content=”Hướng dẫn chi tiết cách viết tiêu đề chuẩn SEO thu hút khách hàng, tăng thứ hạng tìm kiếm. Click xem ngay để viết tiêu đề hiệu quả hơn!“>
→ Tham khảo:
- Thẻ title là gì? Cách viết tiêu đề chuẩn SEO, thu hút!
- Sapo là gì? Cách viết đoạn Sapo hấp dẫn!
- Heading là gì? Cách tối ưu thẻ heading chuẩn SEO mới nhất!
Vai Trò Của Thẻ Meta Description
Thẻ Meta Description đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút người dùng và nâng cao hiệu quả SEO của website vì nó:
1. Tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR)
Meta Description hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của người dùng và khuyến khích họ nhấp chuột vào trang web của bạn.
2. Cải thiện trải nghiệm người dùng
Meta Description cung cấp thông tin ngắn gọn về nội dung của trang web, giúp người dùng dễ dàng quyết định xem trang web có phù hợp với nhu cầu của họ hay không?
3. Hỗ trợ tối ưu SEO Onpage
Google sử dụng Meta Description để hiểu nội dung của trang web và xếp hạng nó trong kết quả tìm kiếm.
Cách Viết Thẻ Meta Description Chuẩn SEO
Để viết Meta Description hiệu quả, bạn cần chú ý đến các yếu tố sau:
1. Độ dài thẻ Meta Description
Nên viết Meta Description ngắn gọn, súc tích, tối ưu nhất là khoảng 150-160 ký tự (không quá 300 pixel). Nếu bạn viết dài hơn, Google có thể cắt bớt, làm mất đi thông điệp quan trọng.
2. Nội dung của thẻ Meta Description
Meta Description nên phản ánh chính xác nội dung của trang web, sử dụng câu hoàn chỉnh dễ đọc và cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng. Nếu bạn cung cấp thông tin sai lệch, không đúng với nội dung trang web, Google sẽ tự động lấy một đoạn mô tả khác phù hợp hơn.
3. Thẻ Meta Description phải độc đáo, tránh trùng lặp
Mỗi trang web nên có Meta Description riêng biệt, tránh trùng lặp với các trang web khác hoặc với các trang trên cùng một website.
Ví dụ xấu (trùng lặp):
- Trang 1: “Cửa hàng bán đồ điện tử giá rẻ nhất thị trường. Nhiều ưu đãi hấp dẫn.“
- Trang 2: “Cửa hàng bán đồ điện tử giá rẻ nhất thị trường. Nhiều ưu đãi hấp dẫn.“
Ví dụ tốt:
- Trang 1: “Khám phá bộ sưu tập smartphone mới nhất với giá ưu đãi. Freeship cho đơn hàng trên 5 triệu.“
- Trang 2: “Laptop gaming cao cấp với hiệu năng vượt trội. Bảo hành 3 năm và hỗ trợ kỹ thuật 24/7.“
4. Trong thẻ Meta Description phải chứa từ khóa cần SEO
Từ khóa chính cần được đặt một cách tự nhiên trong Meta Description để giúp Google hiểu rõ nội dung của trang web.
5. Có Call to Action trong Meta Description:
Trong thẻ meta description nên có phần call to action để khuyến khích người dùng thực hiện hành động, ví dụ: “Click ngay”, “Tìm hiểu ngay”, “Đọc thêm”, “Đăng ký miễn phí”.
Ví dụ:
- Từ khóa chính: “Cách viết Meta Description“
- Meta Description: “Hướng dẫn chi tiết cách viết Meta Description chuẩn SEO thu hút khách hàng, tăng tỷ lệ nhấp chuột, tốt cho SEO. Click xem ngay!”
Một số câu hỏi thường gặp
1. Thẻ Meta Description có ảnh hưởng tới thứ hạng SEO không?
Meta Description không trực tiếp ảnh hưởng đến thứ hạng SEO, nhưng nó có thể ảnh hưởng gián tiếp thông qua việc tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR). CTR cao sẽ giúp trang web của bạn được Google đánh giá cao hơn và xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
2. Cách sửa thẻ Meta Description
Bạn có thể sửa thẻ Meta Description bằng cách chỉnh sửa mã HTML của trang web hoặc chỉnh sửa trực tiếp trong phần “Edit Snippet” của Rank Match hoặc Yoast SEO.
→ Xem thêm: Cách viết bài chuẩn SEO
3. Vì sao Google không lấy nội dung thẻ Meta Description do bạn viết?
Google có thể thay thế Meta Description của bạn bằng một đoạn văn bản khác phù hợp hơn với nội dung của trang web. Điều này có thể xảy ra nếu:
- Meta Description quá dài: Google sẽ tự động cắt ngắn Meta Description nếu nó vượt quá giới hạn cho phép.
- Meta Description chứa quá nhiều từ khóa: Google có thể coi đây là hành vi spam và hiển thị Meta Description khác.
- Meta Description bạn viết không phù hợp với nội dung trang web: Google có thể thay thế Meta Description bằng một đoạn văn bản khác phù hợp hơn với nội dung của trang web.
Biết cách viết Meta Description chuẩn SEO là một kỹ năng quan trọng góp phần thu hút người dùng và nâng cao hiệu quả SEO của website. Bằng cách áp dụng các mẹo và công thức trên, Scontent tin rằng bạn sẽ tạo ra những thẻ Meta Description hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người dùng và giúp website của bạn đạt hiệu quả SEO tốt hơn.
Xem thêm tài liệu Google hướng dẫn về thẻ Meta Description: https://developers.google.com/search/docs/appearance/snippet?hl=vi