Một quy trình SEO hiệu quả đóng vai trò then chốt trong chiến lược thúc đẩy SEO trên nền tảng digital marketing. Nó không chỉ giúp website đạt thứ hạng cao trên các trang kết quả tìm kiếm (SERP) mà còn cải thiện trải nghiệm người dùng, xây dựng uy tín thương hiệu và tạo lợi thế cạnh tranh trong thị trường trực tuyến ngày càng bão hòa.
Trong bài viết này, hãy cùng Scontent đi tìm hiểu quy trình SEO cơ bản mà hiệu quả cho người mới cũng như các bước triển khai cụ thể – bài bản, giúp bạn tiết kiệm thời gian tìm kiếm, tổng hợp. Đặc biệt trong bài viết còn có những chia sẻ mà không phải ai cũng nói cho bạn biết!
Đừng quên tham khảo:
I. Quy trình SEO là gì?
Quy trình SEO là một chuỗi các bước có hệ thống nhằm tối ưu hóa website để cải thiện thứ hạng và khả năng hiển thị trên các công cụ tìm kiếm thông qua các bước chính là:
- Nghiên cứu sản phẩm/dịch vụ/ngành nghề: Hiểu rõ về lĩnh vực kinh doanh, đối tượng khách hàng và cảnh quan cạnh tranh.
- Nghiên cứu từ khóa: Xác định và phân tích các từ khóa mục tiêu, đồng thời đánh giá đối thủ cạnh tranh.
- Tối ưu kỹ thuật (Technical SEO): Cải thiện tốc độ tải trang, tối ưu cho thiết bị di động, và cấu hình các yếu tố kỹ thuật như robots.txt và sitemap.
- Tạo nội dung chất lượng: Lên kế hoạch, nghiên cứu, và sản xuất nội dung giá trị dựa trên insight của người dùng.
- Tối ưu onpage: Tối ưu các yếu tố trên trang như tiêu đề, meta description, cấu trúc URL, và tối ưu nội dung.
- Tối ưu offpage: Xây dựng uy tín cho website thông qua các tín hiệu xã hội và chiến lược xây dựng liên kết.
- Theo dõi và đánh giá: Sử dụng các công cụ phân tích để theo dõi hiệu suất, thứ hạng từ khóa, và liên tục điều chỉnh chiến lược.
Dưới đây là các bước triển khai cụ thể:
II. Các bước trong quy trình SEO
Bước 1. Nghiên cứu sản phẩm/dịch vụ/ngành nghề cần SEO
Trước khi bắt đầu SEO, việc nghiên cứu kỹ lưỡng về sản phẩm, dịch vụ hoặc ngành nghề là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Quá trình này bao gồm:
a. Phân tích chi tiết sản phẩm/dịch vụ
- Xác định các đặc điểm và lợi ích độc đáo.
- Hiểu rõ quy trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ.
- Xác định điểm mạnh và điểm yếu so với đối thủ cạnh tranh.
b. Nghiên cứu thị trường và đối tượng mục tiêu
- Xác định phân khúc thị trường và nhu cầu của khách hàng tiềm năng.
- Phân tích hành vi tìm kiếm và mua sắm của đối tượng mục tiêu.
- Tìm hiểu các xu hướng mới trong ngành.
c. Phân tích mức độ cạnh tranh
- Xác định đối thủ cạnh tranh chính trong ngành, cùng phân khúc thị trường.
- Nghiên cứu chiến lược marketing và SEO của đối thủ.
- Tìm kiếm cơ hội để tạo sự khác biệt và xác định lợi thế cạnh tranh.
d. Xác định chủ đề chính và các từ khóa hạt giống
- Dựa trên hiểu biết về sản phẩm/dịch vụ và ngành nghề, xác định các từ khóa và chủ đề quan trọng.
- Tạo danh sách từ khóa sơ bộ làm cơ sở cho nghiên cứu từ khóa chi tiết hơn.
e. Đánh giá tiềm năng SEO
- Xác định các cơ hội và thách thức trong việc tối ưu hóa cho sản phẩm/dịch vụ cụ thể.
- Đánh giá mức độ cạnh tranh SEO trong ngành và xác định các chiến lược phù hợp.
Việc nghiên cứu kỹ lưỡng này sẽ cung cấp nền tảng vững chắc cho toàn bộ quy trình SEO và chiến lược đi kèm, đảm bảo rằng các nỗ lực tối ưu hóa sau này sẽ phù hợp với đặc thù của sản phẩm/dịch vụ và mục tiêu kinh doanh tổng thể. Tránh tình trạng đẩy top sai bộ từ khoá, sai đối tượng khách hàng mục tiêu, không triển khai đúng nội dung dẫn đến có lên top nhưng không tạo ra chuyển đổi như mong muốn.
Bước 2. Nghiên cứu từ khóa
Đây là bước rất quan trọng trong quy trình SEO, bạn cần thực hiện đúng và đủ để đạt được hiệu quả SEO như mong muốn:
a. Xác định từ khóa mục tiêu
- Dựa vào hiểu biết về ngành nghề xác định từ khoá hạt giống, từ khoá mục tiêu cần đẩy Top.
- Sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa như Google Keyword Planner, Ahrefs, hoặc SEMrush để khai thác từ khoá liên quan, từ khoá phụ, từ khoá dài,…
- Tìm kiếm các từ khóa có lượng tìm kiếm cao và mức độ cạnh tranh phù hợp.
- Xác định từ khóa dài (long-tail keywords) để tiếp cận đối tượng mục tiêu cụ thể.
b. Phân tích đối thủ cạnh tranh
- Xác định các đối thủ đang xếp hạng cao cho từ khóa mục tiêu.
- Phân tích chiến lược SEO của đối thủ, bao gồm cấu trúc nội dung và chiến lược liên kết.
- Tìm kiếm cơ hội để vượt qua đối thủ.
Bước 3: Tối ưu yếu tố kỹ thuật (technical SEO)
a. Cải thiện tốc độ tải trang
Tốc độ tải trang ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng và thứ hạng SEO, đây là bước quan trọng của một quy trình SEO hiệu quả. Bạn có thể sử dụng các công cụ như Google PageSpeed Insights để kiểm tra và cải thiện tốc độ của website bằng cách:
- Tối ưu hóa hình ảnh và video.
- Sử dụng bộ nhớ đệm trình duyệt và nén tệp.
- Triển khai CDN (Content Delivery Network) để giảm thời gian phản hồi máy chủ.
b. Tối ưu giao diện thân thiện với thiết bị di động
- Áp dụng thiết kế đáp ứng tuỳ biến trên thiết bị di động (responsive design).
- Đảm bảo tất cả các yếu tố trên trang đều thân thiện với thiết bị di động.
- Kiểm tra và khắc phục các vấn đề về khả năng sử dụng trên thiết bị di động bằng cách sử dụng công cụ Mobile-Friendly Test của Google được tích hợp trên Google Search Cosole.
c. Tối ưu file Robot.txt, sitemap:
- Tạo và cập nhật file robots.txt để hướng dẫn bots của công cụ tìm kiếm.
- Tạo và gửi sitemap XML đến Google Search Console.
- Đảm bảo cấu trúc URL rõ ràng và thân thiện với SEO.
Bước 4: Sản xuất nội dung chất lượng
Việc tiếp theo trong quy trình SEO toàn diện là tiến hành tạo nội dung chất lượng cho website:
a. Xác định chủ đề và lên kế hoạch nội dung
- Phát triển lịch nội dung dựa trên từ khóa mục tiêu và nhu cầu của đối tượng (search insight).
- Xác định các định dạng nội dung phù hợp (bài viết, infographics, video).
b. Nghiên cứu insight tìm kiếm của người dùng và lên outline chi tiết
- Sử dụng công cụ như Answer the Public hoặc Google’s People Also Ask để hiểu nhu cầu thông tin của người dùng.
- Tạo outline chi tiết bao gồm các điểm chính và phụ để đảm bảo bao quát toàn diện chủ đề.
→ Tham khảo: Công thức viết content đỉnh cao
c. Sản xuất nội dung và đăng tải lên website
- Tạo nội dung chất lượng cao, độc đáo và mang lại giá trị cho người đọc.
- Chèn từ khoá tự mà không ảnh hưởng đến chất lượng và tính tự nhiên.
- Đăng tải nội dung theo lịch trình nhất quán để duy trì sự tương tác của người dùng và Bots Google.
Bước 5: Tối ưu onpage
a. Tối ưu thẻ H1, meta description, logo, favicon
- Thiết kế logo và favicon phù hợp với thương hiệu và tối ưu cho web.
- Đảm bảo mỗi trang chỉ có 1 thẻ H1 và có meta description đầy đủ.
b. Tạo cấu trúc URL thân thiện
- Sử dụng URL ngắn gọn, chứa từ khóa chính.
- Tránh sử dụng các tham số không cần thiết trong URL.
c. Tối ưu nội dung
- Viết tiêu đề trang hấp dẫn, chứa từ khóa chính và dưới 60 ký tự.
- Tạo meta description súc tích, thuyết phục trong khoảng 155-160 ký tự.
- Sử dụng cấu trúc heading (H1, H2, H3) hợp lý và chứa từ khóa.
- Tối ưu hóa hình ảnh với alt text phù hợp.
- Chèn từ khóa một cách tự nhiên vào nội dung, tránh nhồi nhét từ khóa.
d. Tối ưu liên kết nội bộ:
Liên kết nội bộ giúp cải thiện cấu trúc website và trải nghiệm người dùng bằng cách điều hướng họ đến các trang liên quan. Sử dụng anchor text chứa từ khóa để tăng cường khả năng SEO bằng việc:
- Tạo cấu trúc liên kết nội bộ logic giữa các trang có liên quan.
- Sử dụng anchor text mô tả chính xác nội dung của trang đích.
Bước 6: Tối ưu Offpage
a. Tạo độ trust cho website
- Xây dựng hồ sơ doanh nghiệp trên các nền tảng mạng xã hội.
- Tối ưu hóa Google My Business và các danh sách địa phương khác.
- Phát triển bản đồ tri thức (Knowledge Graph) cho thương hiệu.
- Đảm bảo thông tin doanh nghiệp đồng nhất và chính xác trên các nền tảng này.
b. Lên kế hoạch xây dựng liên kết ngoài (external link)
- Tìm kiếm các trang web uy tín trong ngành để xây dựng liên kết chất lượng.
- Tạo nội dung có giá trị cao để thu hút backlink tự nhiên.
- Thực hiện tiếp cận và xây dựng mối quan hệ với các influencer và website có liên quan.
Bước 7: Theo dõi và đánh giá hiệu quả SEO
Bước cuối cùng của quy trình SEO cơ bản là theo dõi và đánh giá hiệu quả SEO để từ đó có hướng phát triển phù hợp, cải thiện những yếu tố chưa đạt yêu cầu. Cụ thể:
a. Sử dụng công cụ phân tích
- Theo dõi hiệu suất website thông qua Google Search Console và Google Analytics.
- Sử dụng các công cụ SEO chuyên dụng để phân tích chi tiết: Ahref, Semrush, Moz,…
b. Theo dõi thứ hạng từ khóa
- Sử dụng công cụ theo dõi thứ hạng để giám sát vị trí của từ khóa mục tiêu.
- Phân tích xu hướng thứ hạng theo thời gian.
c. Đánh giá hiệu quả và điều chỉnh chiến lược SEO
- Xem xét các chỉ số quan trọng như lưu lượng truy cập – tỷ lệ nhấp chuột (CTR), tỷ lệ thoát (, thời gian trên trang (Time on site).
- Điều chỉnh chiến lược dựa trên dữ liệu phân tích và xu hướng thị trường.
III. Kết luận
Có thể nói, quy trình SEO hiệu quả, nhất quán, phù hợp, liên tục được tinh chỉnh theo xu hướng SEO mới là yếu tố quyết định sự thành công trong việc SEO website. Bằng cách tuân thủ các bước được nêu ra, doanh nghiệp có thể xây dựng một nền tảng vững chắc cho website của mình, cải thiện khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm và thu hút khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả.