Trong thế giới content marketing ngày càng cạnh tranh, một bài viết chất lượng có thể là chìa khóa để thu hút khách hàng và xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, nhiều người vẫn mắc phải những sai lầm khi viết content rất cơ bản, khiến chiến dịch marketing trở nên kém hiệu quả, thậm chí gây tác dụng ngược.
Trong bài biết này, Scontent sẽ liệt kê những sai lầm phổ biến nhất khi viết content và cách khắc phục chúng, giúp bạn nâng cao chất lượng nội dung và đạt được mục tiêu marketing.

15+ sai lầm khi viết content thường gặp và cách khắc phục
Dưới đây là những sai lầm khi viết content mà nhiều content-er hay mắc phải, kèm ví dụ và cách khắc phục để bạn tham khảo:
1. Không có mục tiêu viết rõ ràng
Viết mà không có mục tiêu rõ ràng giống như việc bắn tên mà không có đích. Bạn không biết mình muốn đạt được gì, và kết quả thường là nội dung không có trọng tâm, thiếu sức hút và không mang lại giá trị cụ thể..
- Ví dụ:
Một bài viết về “Cách chăm sóc da mùa đông” nhưng không rõ ràng về mục tiêu là cung cấp thông tin cơ bản, giới thiệu sản phẩm hay chia sẻ kinh nghiệm cá nhân?
- Cách khắc phục:
Trước khi viết, hãy xác định mục tiêu cụ thể bạn muốn người đọc nhận được gì, làm gì sau khi đọc bài viết? Là tăng nhận thức về thương hiệu, khuyến khích mua hàng, hay cung cấp kiến thức hữu ích?
2. Không có chiến lược, kế hoạch cụ thể
Viết content mà không có kế hoạch dài hạn, dẫn đến nội dung rời rạc, thiếu nhất quán.
- Ví dụ:
Bạn liên tục đăng bài về các chủ đề ngẫu nhiên mà không có một kế hoạch nhất quán nào, khiến người đọc cảm thấy lạc lối và khó theo dõi.
- Cách khắc phục:
Hãy lập kế hoạch nội dung chi tiết, bao gồm các chủ đề, thời gian đăng bài và mục tiêu cụ thể. Sử dụng công cụ quản lý nội dung như Trello hoặc Asana để theo dõi và quản lý kế hoạch của bạn.
Tham khảo:
3. Xác định sai đối tượng khách hàng mục tiêu, hành văn không phù hợp
Viết cho sai đối tượng khách hàng hoặc sử dụng ngôn ngữ không phù hợp có thể khiến nội dung của bạn không hấp dẫn và không hiệu quả, không phù hợp với đối tượng độc giả mục tiêu.
- Ví dụ:
Sử dụng ngôn ngữ học thuật, chuyên ngành trong bài viết hướng đến độc giả phổ thông.
- Cách khắc phục:
Hãy nghiên cứu kỹ đối tượng khách hàng mục tiêu, hiểu rõ họ là ai, họ cần gì và họ muốn đọc gì. Từ đó, sử dụng ngôn ngữ và phong cách viết phù hợp với họ.
4. Không đầu tư viết tiêu đề, tiêu đề thiếu “muối”
Tiêu đề là yếu tố đầu tiên thu hút người đọc, nếu tiêu đề nhạt nhòa, không hấp dẫn sẽ không thể thu hút sự chú ý của độc giả, họ sẽ dễ dàng bỏ qua nội dung của bạn.
- Ví dụ:
Tiêu đề là “Cách làm bánh mì” thay vì “5 bí quyết làm bánh mì ngon như tiệm chỉ với nguyên liệu có sẵn trong bếp”.
- Cách khắc phục:
Dành thời gian brainstorm nhiều phương án tiêu đề. Sử dụng các kỹ thuật như đặt câu hỏi, tạo sự tò mò, sử dụng con số, lời hứa, từ ngữ gây ấn tượng.
→ Xem ngay: Cách viết tiêu đề thu hút
5. Nội dung khác xa với tiêu đề
Sai lầm khi viết content tiếp theo là viết tiêu đề hứa hẹn một nội dung nhưng phần thân bài lại viết về nội dung khác.
Khi nội dung không liên quan hoặc không đáp ứng được kỳ vọng mà tiêu đề đặt ra, người đọc sẽ cảm thấy bị lừa dối và mất niềm tin.
- Ví dụ:
Tiêu đề “10 Cách tiết kiệm tiền hiệu quả” nhưng nội dung chỉ tập trung vào việc đầu tư.
Tiêu đề hứa hẹn “10 Mẹo giảm cân hiệu quả” nhưng nội dung chỉ nói về chế độ ăn uống mà không có mẹo nào cụ thể.
- Cách khắc phục:
Đảm bảo nội dung bài viết luôn đáp ứng đúng những gì tiêu đề đã hứa hẹn. Nếu tiêu đề của bạn là về “10 mẹo”, thì bài viết phải đề cập đến 10 mẹo cụ thể.
Nếu cần thay đổi hướng bài viết, hãy điều chỉnh lại tiêu đề cho phù hợp.
6. Đoạn mở đầu không hấp dẫn
Đoạn mở đầu quyết định việc người đọc có tiếp tục đọc bài viết hay không. Nếu mở đầu không hấp dẫn, họ sẽ bỏ qua nội dung ngay lập tức.
- Ví dụ:
Bắt đầu bài viết với những thông tin chung chung, không liên quan trực tiếp đến chủ đề.
- Cách khắc phục:
Hãy bắt đầu bằng một câu hỏi gợi mở, một tình huống thú vị hoặc một thông tin giật gân để thu hút sự chú ý ngay từ đầu.
Bạn cũng có thể kể một câu chuyện ngắn liên quan, đưa ra một số liệu gây ấn tượng để thu hút độc giả ngay từ những dòng đầu tiên.
Tham khảo: Cách viết Sapo hấp dẫn
7. Viết lan man, không định hướng
Nội dung thiếu cấu trúc rõ ràng, lan man, đi lạc đề, khiến độc giả khó theo dõi, mất hứng thú là một trong những sai lầm khi viết content khá phổ biến.
- Ví dụ:
Một bài viết về “Cách chọn laptop” nhưng lại đi sâu vào giải thích về cách hoạt động của CPU mà không liên quan đến việc chọn lựa.
Một bài viết về “Cách chăm sóc da mùa đông” nhưng lại lạc đề sang chuyện thời trang mùa đông.
- Cách khắc phục:
Lập dàn ý chi tiết trước khi viết. Mỗi đoạn nên tập trung vào một ý chính. Sử dụng các tiêu đề phụ để phân chia nội dung một cách logic.
→ Tham khảo: Cách xử lý thin content
8. Nội dung không mang lại giá trị, không có gì khác biệt
Bài viết chỉ lặp lại những thông tin đã có sẵn trên internet, không mang lại giá trị mới cho độc giả khiến họ không cảm thấy hứng thú và không muốn quay lại.
- Ví dụ:
Một bài viết về “Cách giảm cân” chỉ liệt kê những lời khuyên chung chung như “ăn ít lại, tập thể dục nhiều hơn”.
Bài viết về “Cách chăm sóc da” nhưng chỉ cung cấp những thông tin cơ bản mà ai cũng biết.
- Cách khắc phục:
Nghiên cứu kỹ chủ đề, tìm góc nhìn mới, chia sẻ kinh nghiệm cá nhân hoặc phỏng vấn chuyên gia để mang lại thông tin độc đáo, có giá trị, liên tục tìm cách để nổi bật và khác biệt so với các nội dung khác.
→ Tham khảo: Công cụ check unique content
9. Sa đà vào bán hàng, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ
Biến bài viết thành một quảng cáo dài, liên tục nhắc đến sản phẩm/dịch vụ của mình. Khi nội dung quá tập trung vào việc bán hàng sẽ khiến người đọc cảm thấy bị ép buộc và không tự nhiên.
- Ví dụ:
Một bài viết về “Cách chăm sóc da” nhưng cứ vài câu lại nhắc đến sản phẩm của công ty.
Một bài viết về “Lợi ích của việc tập thể dục” nhưng lại liên tục nhắc đến sản phẩm máy tập của công ty.
- Cách khắc phục:
Tập trung vào việc cung cấp giá trị cho độc giả. Nếu cần giới thiệu sản phẩm, hãy làm một cách tinh tế, tự nhiên và chỉ khi nó thực sự liên quan và hữu ích.
→ Tham khảo: Cách viết nội dung theo phương thức Inbound
10. Viết lặp từ, văn phong củng lủng
Sử dụng cùng một từ hoặc cụm từ nhiều lần, khiến bài viết trở nên nhàm chán cũng là một trong những sai lầm khi viết content mà bạn cần tránh.
Ví dụ:
“Sản phẩm này rất tốt. Nó có chất lượng tốt và giá cả tốt.” hay một đoạn văn liên tục lặp lại từ “chăm sóc da” mà không có sự biến đổi ngôn ngữ.
Cách khắc phục:
Sử dụng từ đồng nghĩa, thay đổi cấu trúc câu để tạo sự đa dạng đảm bảo văn phong trôi chảy, mạch lạc. Bạn có thể sử dụng từ điển đồng nghĩa để tránh lặp từ và đọc to bài viết để kiểm tra nhịp điệu và sự lưu loát.
→ Tham khảo: Công thức viết content hiệu quả
11. Viết sai chính tả
Mắc lỗi chính tả, ngữ pháp là yếu tố chính làm giảm tính chuyên nghiệp của bài viết, đồng thời giảm niềm tin từ phía người đọc.
- Ví dụ:
“Công ty chúng tôi cam kết mang đến sự hài long/nòng cho khách hàng.” Hoặc viết “chămsóc da” thay vì “chăm sóc da”.
- Cách khắc phục:
Sử dụng các công cụ kiểm tra chính tả, đọc lại bài viết nhiều lần, hoặc nhờ người khác review để giúp phát hiện lỗi.
12. Nhồi nhét từ khoá
Nhồi nhét từ khóa là việc lạm dụng việc sử dụng từ khóa trong nội dung một cách quá mức, không tự nhiên, nhằm mục đích tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Điều này làm giảm chất lượng nội dung và trải nghiệm người dùng, có thể bị Google và các công cụ tìm kiếm khác phạt, giảm tỷ lệ chuyển đổi do người đọc mất niềm tin và ảnh hưởng xấu đến uy tín thương hiệu.
- Ví dụ:
“Bạn đang tìm kiếm dịch vụ sửa máy lạnh? Chúng tôi cung cấp dịch vụ sửa máy lạnh tốt nhất. Đội ngũ kỹ thuật viên sửa máy lạnh của chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm sửa máy lạnh. Gọi ngay cho chúng tôi để được sửa máy lạnh nhanh chóng và hiệu quả.”
Trong ví dụ trên, cụm từ “sửa máy lạnh” được lặp lại nhiều lần một cách không tự nhiên, gây khó chịu cho người đọc.
- Cách khắc phục:
Sử dụng từ khóa một cách tự nhiên, tập trung vào việc viết nội dung chất lượng, hữu ích cho người đọc.
Chỉ ưu tiên đặt từ khóa vào các vị trí quan trọng như tiêu đề, đoạn mở đầu, và các tiêu đề phụ. Kết hợp sử dụng từ khóa phụ, từ khóa liên quan, các biến thể và từ đồng nghĩa để làm đa dạng nội dung.
Tối ưu mật độ từ khóa, sử dụng công cụ phân tích SEO để kiểm tra mật độ từ khóa, duy trì mật độ từ khóa ở mức hợp lý (thường khoảng 1-2%).
Tập trung vào việc cung cấp giá trị cho người đọc thay vì chỉ cố gắng tối ưu cho công cụ tìm kiếm. Xem xét ngữ cảnh và ý định tìm kiếm và nhu cầu của người dùng rồi từ đó viết nội dung cho phù hợp.
→ Tham khảo: Cách viết bài chuẩn SEO
13. Thiếu call-to-action hợp lý, thuyết phục
Kết thúc bài viết mà không hướng dẫn độc giả hành động tiếp theo là một điều rất đáng tiếc. Khi không có call-to-action (CTA) hoặc CTA không rõ ràng sẽ khiến người đọc không biết phải làm gì tiếp theo.
- Ví dụ:
Một bài viết về “Lợi ích của yoga” nhưng không có thông tin về cách bắt đầu tập yoga, đăng ký lớp học hay dẫn dắt sang các bài viết liên quan.
- Cách khắc phục:
Luôn kết thúc bài viết với một call-to-action rõ ràng, liên quan đến nội dung bài viết và mục tiêu marketing của bạn.
Ví dụ: “Đăng ký ngay để nhận thêm nhiều mẹo chăm sóc da hữu ích!”
14. Không cập nhật nội dung, nội dung lỗi thời
Để bài viết cũ không được cập nhật, chứa thông tin không còn chính xác, người đọc sẽ không nhận được giá trị họ muốn và sẽ một đi không bao giờ quay trở lại.
- Ví dụ:
Một bài viết về “Xu hướng thời trang 2020” vẫn được giữ nguyên vào năm 2024.
- Cách khắc phục:
Định kỳ rà soát và cập nhật các bài viết cũ, đặc biệt là những bài có nội dung dễ bị lỗi thời. Thêm ngày cập nhật vào bài viết để độc giả biết thông tin vẫn còn mới.
→ Tham khảo cách tạo: Evergreen Content – nội dung thường xanh
15. Không có hình ảnh, video minh hoạ trực quan
Bài viết chỉ có text, thiếu yếu tố trực quan giúp minh họa và thu hút, khiến bài viết trở nên khô khan và kém hấp dẫn cũng là một trong những sai lầm khi viết content mà bạn cần tránh. Đặc biệt, với các bài dạng hướng dẫn các bước rất cần hình ảnh/video minh hoạ.
- Ví dụ:
Một bài hướng dẫn nấu ăn không có hình ảnh hay video minh họa các bước thực hiện khiến người đọc không thể hình dung và thực hiện theo.
- Cách khắc phục:
Thêm hình ảnh, infographic, video liên quan vào bài viết, đảm bảo các file phương tiện này có chất lượng cao và thực sự bổ sung cho nội dung bài viết.
Bạn có thể sử dụng các công cụ như Canva, photoshop, illustrator,… để tạo hình ảnh đẹp mắt và chuyên nghiệp.
Dịch vụ viết bài SEO chuyên nghiệp!

Cách đánh giá nội dung trước khi xuất bản
Dưới đây là một số phương pháp để đánh giá chất lượng nội dung một cách toàn diện trước khi đăng tải:
1. Phương pháp CRAFT
- Clear (Rõ ràng): Nội dung có dễ hiểu không?
- Relevant (Phù hợp): Có liên quan đến đối tượng mục tiêu không?
- Accurate (Chính xác): Thông tin có chính xác và cập nhật không?
- Factual (Thực tế): Có dựa trên sự thật và dữ liệu đáng tin cậy không?
- Trustworthy (Đáng tin cậy): Nguồn thông tin có uy tín không?
2. Đánh giá theo mục tiêu SMART để tránh những sai lầm khi viết content
- Specific (Cụ thể): Nội dung có tập trung vào một chủ đề cụ thể không?
- Measurable (Đo lường được): Có thể đo lường được hiệu quả của nội dung không?
- Achievable (Khả thi): Mục tiêu của nội dung có thực tế và khả thi không?
- Relevant (Phù hợp): Có phù hợp với chiến lược tổng thể không?
- Time-bound (Có thời hạn): Nội dung có tính thời sự hoặc giới hạn thời gian không?
→ Tham khảo: Cách viết content hay
3. Phân tích SWOT nội dung
- Strengths (Điểm mạnh): Những ưu điểm nổi bật của nội dung?
- Weaknesses (Điểm yếu): Những hạn chế cần cải thiện?
- Opportunities (Cơ hội): Tiềm năng phát triển hoặc mở rộng?
- Threats (Thách thức): Những rủi ro hoặc cạnh tranh tiềm ẩn?
4. Kiểm tra tính nhất quán của giọng điệu và thương hiệu
- Đảm bảo nội dung phù hợp với giọng điệu và hình ảnh thương hiệu
- Kiểm tra việc sử dụng nhất quán các thuật ngữ và phong cách viết
5. Đánh giá khả năng tương tác
- Nội dung có khuyến khích người đọc tương tác không?
- Có các yếu tố như câu hỏi, kêu gọi hành động (CTA) phù hợp không?
6. Kiểm tra khả năng hiển thị trên các nền tảng
- Nội dung có hiển thị tốt trên các thiết bị và nền tảng khác nhau không?
- Có cần điều chỉnh định dạng cho phù hợp với từng nền tảng không?
7. Đánh giá yếu tố tác động cảm xúc
- Nội dung có tạo ra phản ứng cảm xúc mong muốn từ độc giả không?
- Có phù hợp với tâm trạng và nhu cầu của đối tượng mục tiêu không?
→ Tham khảo: Cách viết Storytelling hấp dẫn
8. Kiểm tra tính độc đáo của content
- Nội dung có mang lại giá trị mới hoặc góc nhìn độc đáo không?
- Có khác biệt so với nội dung của đối thủ cạnh tranh không?

Kết luận
Trên đây là những sai lầm khi viết content mà bạn cần tránh và cách khắc phục chúng hiệu quả. Scontent hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ cải thiện chất lượng nội dung của mình, thu hút được nhiều người đọc hơn và đạt được hiệu quả cao trong các chiến dịch marketing. Đừng ngại thử nghiệm và lắng nghe phản hồi từ độc giả để ngày càng nâng cao kỹ năng viết content của mình nhé!