Bạn có bao giờ tự hỏi ai là người đứng sau những dòng quảng cáo bắt mắt, những slogan ấn tượng hay những bài viết thu hút trên mạng xã hội không? Họ chính là Copywriter! Trong bài viết này, hãy cùng Scontent tìm hiểu chi tiết hơn về Copywriter và nghề Copywriting – một nghề đang ngày càng hot.

Copywriter là gì?
Copywriter được xem là những “phù thủy ngôn từ”, họ có thể biến những ý tưởng thành những câu chữ có sức mạnh thuyết phục và kích thích hành động của khách hàng.
Nói cách khác, Copywriter là người chuyên viết các loại nội dung quảng cáo, tiếp thị nhằm thuyết phục và tạo động lực cho người đọc thực hiện một hành động cụ thể, thường là mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ.
Mô tả công việc của Copywriter
Nhiệm vụ chính của Copywriter là truyền tải thông điệp một cách rõ ràng, hấp dẫn và thuyết phục, giúp tăng cường sự nhận diện thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Do vậy, công việc của Copywriter không chỉ dừng lại ở việc viết mà còn bao gồm nghiên cứu thị trường, hiểu rõ đối tượng mục tiêu và tạo ra những thông điệp mạnh mẽ. Cụ thể:
- Viết quảng cáo (Ad Copy): Viết các đoạn quảng cáo ngắn gọn, thu hút cho các chiến dịch quảng cáo trên Google, Facebook, Instagram,.. quảng cáo truyền hình, radio đến banner online, tất cả đều cần bàn tay của copywriter.
- Viết email marketing: Tạo ra các email hấp dẫn để thu hút khách hàng tiềm năng và duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại.
- Viết nội dung cho website: Viết nội dung cho trang chủ, trang giới thiệu, trang sản phẩm, trang kiến thức, và các trang khác trên website.
- Viết kịch bản video: Viết kịch bản cho các video quảng cáo trên YouTube, TV hoặc các nền tảng khác.
- Viết nội dung in ấn: Viết nội dung cho các tờ rơi, catalogue, brochure, hay các tài liệu quảng cáo khác.
- Sáng tạo slogan và tagline: Những câu nói ngắn gọn nhưng ấn tượng, gắn liền với thương hiệu.
- Viết bài PR: Giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp đến công chúng một cách hiệu quả.
- Xây dựng chiến lược content: Không chỉ viết, copywriter còn lên kế hoạch nội dung để đảm bảo thông điệp nhất quán.

Phân biệt Copywriter – Content Writer – Content Creator
Rất nhiều người trong chúng ta bị “rối não” với các thuật ngữ: Copywriter, Content Writer và Content Creator. Để phân biệt dễ dàng hơn, chúng ta sẽ dựa vào mục tiêu, loại nội dung và phong cách viết của từng vị trí này:
1. Copywriter
- Mục tiêu chính: Thuyết phục và tạo động lực cho người đọc thực hiện hành động.
- Loại nội dung: Quảng cáo, tiếp thị, nội dung bán hàng.
- Phong cách viết: Ngắn gọn, trực tiếp, hấp dẫn.
2. Content Writer
- Mục tiêu chính: Cung cấp thông tin, giáo dục, giải trí hoặc xây dựng lòng tin.
- Loại nội dung: Blog, bài báo, hướng dẫn, tài liệu kỹ thuật.
- Phong cách viết: Chi tiết, sâu sắc, mang tính cung cấp thông tin.
3. Content Creator
- Mục tiêu chính: Tạo ra nội dung sáng tạo, đa dạng để thu hút và tương tác với khán giả.
- Loại nội dung: Bài viết, video, hình ảnh, podcast,…
- Phong cách viết: Sáng tạo, đa dạng, phù hợp với nhiều nền tảng.
→ Tìm hiểu chi tiết hơn trong bài: Content Creator
Làm Copywriting cần những kỹ năng gì?
Để làm Copywriting, đòi hỏi các Copywriter cần trau dồi những kỹ năng sau:
1. Kỹ năng viết
Kỹ năng viết là nền tảng cơ bản của một Copywriter. Bạn cần biết cách sử dụng ngôn từ một cách hiệu quả, viết câu văn ngắn gọn, rõ ràng và thuyết phục.
2. Kỹ năng nghiên cứu
Trước khi bắt tay vào viết, Copywriter cần nghiên cứu kỹ về sản phẩm, dịch vụ cũng như đối tượng mục tiêu. Hiểu rõ khách hàng cần gì, mong muốn gì, và làm thế nào để sản phẩm của bạn đáp ứng được nhu cầu đó và “chạm” vào nhu cầu và cảm xúc của đối tượng mục tiêu.
3. Kỹ năng sáng tạo
Sáng tạo giúp bạn viết những thông điệp độc đáo, tạo ấn tượng mạnh mẽ với người đọc. Đôi khi, một ý tưởng sáng tạo có thể làm thay đổi hoàn toàn hiệu quả của chiến dịch quảng cáo.
4. Kỹ năng phân tích
Kỹ năng phân tích giúp bạn đánh giá hiệu quả của các nội dung đã viết, từ đó điều chỉnh chiến lược để đạt được kết quả tốt hơn. Sử dụng các công cụ như Google Analytics, Facebook Insights để theo dõi và đánh giá hiệu quả.
5. Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp tốt giúp bạn làm việc hiệu quả với các bộ phận khác trong công ty như thiết kế, marketing, và bán hàng. Hiểu rõ yêu cầu và phối hợp tốt với đồng nghiệp giúp công việc trơn tru hơn.
6. Khả năng làm việc dưới áp lực
Deadline luôn là thử thách lớn với copywriter bởi viết quảng cáo đòi hỏi nhiều sự sáng tạo. Do đó, người làm Copywriting cần có khả năng làm việc dưới áp lực về thời gian, KPI và từ cấp trên.

Học ngành gì để trở thành Copywriter?
Để trở thành Copywriter, bạn có thể theo học các ngành sau:
1. Học ngành Ngữ văn, Báo chí
Ngành Ngữ văn và Báo chí giúp bạn có nền tảng vững chắc về ngôn ngữ, cách viết và cách truyền tải thông điệp một cách hiệu quả.
2. Học ngành Marketing
Marketing cung cấp cho bạn kiến thức về thị trường, khách hàng và các chiến lược tiếp thị, giúp bạn hiểu rõ hơn về cách viết nội dung quảng cáo hiệu quả.
3. Học ngành Truyền thông
Truyền thông giúp bạn nắm vững các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và cách sử dụng các phương tiện truyền thông để truyền tải thông điệp.
4. Học ngành Quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh giúp bạn hiểu rõ hơn về cách hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có thể viết nội dung phù hợp với mục tiêu kinh doanh và tiếp thị của công ty.
Tuy nhiên, ngành học không phải yếu tố quyết định thành công của Copywriter, điều quan trọng nhất là niềm đam mê với ngôn từ và khả năng sáng tạo. Thực tế cho thấy, rất nhiều copywriter thành công đến từ các ngành học khác nhau, thậm chí tự học.
Copywriting là một nghề đầy thách thức nhưng cũng rất thú vị. Nếu bạn yêu thích việc chơi đùa với ngôn từ và muốn tạo ra những thông điệp có sức ảnh hưởng, thì đây có thể là con đường sự nghiệp phù hợp với bạn đấy.
Hãy bắt đầu bằng việc luyện tập viết mỗi ngày, học hỏi từ những copywriter giỏi và không ngừng trau dồi kiến thức về thị trường. Ai biết được, có thể một ngày nào đó, chính bạn sẽ là người tạo ra những nội dung viral, những slogan nổi tiếng?!
→ Tìm hiểu: Cách viết Content Viral có sức lan toả
Tips để làm Copywriting thành công
- Thành thạo viết cho nhiều nền tảng: Biết cách điều chỉnh giọng điệu cho phù hợp với từng mạng xã hội. Nắm rõ đặc thù của từng nền tảng (ví dụ: Twitter ngắn gọn, Instagram hình ảnh)
- Học hỏi về tâm lý học và hành vi người dùng: Nghiên cứu về quá trình ra quyết định của khách hàng và áp dụng các nguyên tắc tâm lý vào copywriting.
- Phát triển kỹ năng kể chuyện: Học cách tạo ra nội dung hấp dẫn, lôi cuốn bằng cách sử dụng storytelling để tạo kết nối cảm xúc với độc giả.
- Luôn cập nhật xu hướng: Theo dõi các chiến dịch marketing thành công, nắm bắt các xu hướng mới trong ngành.
- Thực hành viết thường xuyên: Tạo blog cá nhân để luyện tập, tham gia các cuộc thi viết, thử thách sáng tạo.
- Xây dựng portfolio đa dạng: Tạo mẫu copy cho nhiều loại sản phẩm/dịch vụ khác nhau để thể hiện khả năng viết đa dạng (quảng cáo, bài blog, email marketing…)
- Học cách phân tích dữ liệu: Hiểu về các chỉ số quan trọng (tỷ lệ click, tỷ lệ chuyển đổi…) và sử dụng những dữ liệu đó để cải thiện hiệu quả copywriting.
- Phát triển kỹ năng nghiên cứu: Học cách tìm kiếm thông tin nhanh chóng và hiệu quả, xác minh độ tin cậy của nguồn thông tin
- Rèn luyện khả năng làm việc nhóm: Học cách nhận và đưa ra phản hồi một cách xây dựng, phối hợp hiệu quả với designer, marketer và các bộ phận khác.
- Chú trọng vào UX mobile: Viết nội dung phù hợp với người dùng di động, hiểu về UX writing và microcopy
- Đầu tư vào công cụ hỗ trợ: Sử dụng phần mềm kiểm tra ngữ pháp và chính tả và tìm hiểu về các công cụ AI hỗ trợ viết lách.
- Xây dựng mạng lưới trong ngành: Tham gia các cộng đồng copywriter online, các sự kiện, hội thảo về marketing và copywriting
- Học hỏi từ những phản hồi của khách hàng: Lắng nghe ý kiến của khách hàng và sử dụng A/B testing để tối ưu hóa nội dung
- Phát triển Personal Branding (thương hiệu cá nhân): Xây dựng hình ảnh cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội bằng cách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm để tạo uy tín trong ngành.

Kết luận
Copywriter là một nghề nghiệp đầy thách thức và sáng tạo, yêu cầu sự kết hợp của nhiều kỹ năng khác nhau, từ nghiên cứu, sáng tạo nội dung, đến việc phân tích và tối ưu hóa, mỗi bước đều đòi hỏi sự tỉ mỉ và chuyên nghiệp. Nếu bạn yêu thích viết lách, sáng tạo và muốn làm việc trong lĩnh vực quảng cáo, tiếp thị, thì Copywriter chính là nghề nghiệp phù hợp với bạn.